VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Cơ sở đạt chuẩn VietGAP-Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí:
1. Đảm bảo an toàn thực phẩm
2. Bảo vệ môi trường
3. Bảo đảm sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội
4. Bảo đảm chất lượng sản phẩm
Ứng dụng VietGAP sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh thực phẩm bạn đang mua hoặc đang sử dụng có phải là sản phẩm VietGAP hay không dựa vào mã VietGAP được in trên thực phẩm hoặc dựa vào tên đơn vị sản xuất ra sản phẩm đó. Cài đặt app theo hướng dẫn tại đây.
Rau, quả tươi; chè búp tươi, lúa và cà phê.
Heo, bò, gà, vịt ...
Thủy hải sản ...
Các chứng nhận khác trong nông nghiệp
Cài app cho smartphone chạy hệ điều hành Android tại https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.dvms.tracuuvietgap
Cài app cho iPhone và iPad tại https://itunes.apple.com/us/app/vietgap/id1071760280?mt=8
Với thế mạnh phát triển sản xuất một số cây trồng như rau, hoa, chè, cây ăn quả và cây công nghiệp các cơ sở sản xuất tại đây đa số đã áp dụng Quy trình VietGAP. Tính đến tháng 11 năm 2014 trên toàn tỉnh Lâm Đồng có 167 cơ sở sản xuất trồng trọt được chứng nhận VietGAP (Giấy chứng nhận VietGAP đang còn hiệu lực) với 1.408,86 ha, trong đó diện tích rau được chứng nhận VietGAP là 975,56ha, chè là 328,37, cây ăn quả là 99,43ha, cà phê là 04 ha, lúa là 1,5 ha.
Từ nhiều năm nay, nho là cây trồng đặc sản, có giá trị kinh tế ở tỉnh Ninh Thuận. Với diện tích trồng nho chiếm 3% tổng diện tích đất nông nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận, giá trị kinh tế chiếm 13% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, trong nhiều năm, diện tích trồng nho của tỉnh vẫn biến động, phát triển chậm và chưa có nhiều vùng chuyên canh nho an toàn, chất lượng. Trước thực trạng đó, cùng với tiến trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện các giải pháp đồng bộ về quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định cây nho là cây sản xuất hàng hoá chủ lực, từ đó khuyến khích nông dân hình thành các trang trại lớn, đưa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nghề trồng nho theo hướng an toàn, bền vững.
Từ những hộ gieo trồng tự phát ban đầu, đến nay, xã An Hòa, huyện Tam Dương, đã trở thành vùng SX dưa chuột lớn nhất nhì tỉnh Vĩnh Phúc. Dưa chuột từ cây thay thế lúa nay thành cây làm giàu, xuất khẩu. Ông Đào Lưu Hải, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, đang rốt ráo hoàn thiện thủ tục, đưa dưa chuột An Hòa thành sản phẩm có tên tuổi, được bảo hộ độc quyền về nhãn hiệu. Bà Đào Thị Điệp ở thôn Ngọc Thạch 2, xã An Hòa, hăm hở dẫn chúng tôi ra thăm ruộng dưa. Cách đây 15 năm, nhận thấy làm lúa không đem lại giá trị kinh tế cao, bà Điệp viết đơn xin chuyển đổi. 6 sào lúa giờ đã biến thành 1 sào ngô và 5 sào dưa chuột. “5 sào, nếu chăm tốt, mưa thuận gió hòa, mỗi lứa cũng thu được trên dưới 6 tạ dưa. Từ tháng 8 âm lịch tới giờ, nguyên tiền bán dưa, nhà tôi thu được 48 triệu đồng”, bà Điệp phấn khởi. Nhờ có dưa chuột, căn nhà cấp bốn của gia đình được nâng cấp, sửa chữa khang trang sạch đẹp. Trong nhà, nhiều vật dụng đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, hay cả xe máy đều từ dưa chuột mà ra.